Hiện nay có một loại thực phẩm rau củ cao cấp giòn và ngọt được rất nhiều người yêu thích đó là cà rốt baby. Nguồn thức ăn dồi dào dinh dưỡng và Vitamin có lợi cho sức khỏe con người. Bạn có thể ăn sống trực tiếp hoặc nấu chín, chế biến thành sinh tố… Dưới đây là một vài lợi ích tuyệt vời của cà rốt baby đem lại bạn nên ăn chúng thường xuyên.
Nguồn gốc của Cà rốt baby
Cà rốt baby có tên khoa học là Daucus carota, ngoài ra chúng còn được gọi với tên Carrot Baby Pak – một loại cà rốt dại, có kích thước nhỏ nhắn chỉ bằng ngón tay, chúng có nguồn gốc từ Châu Âu.
Giống cà rốt nhỏ xinh xắn này rất giàu dinh dưỡng và được người dân thành thị thích trồng trong những chậu cây cảnh để trang trí. Nó vừa làm đẹp cho không gian sống, vừa là nguyên liệu tươi sạch cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe, được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng trong các bữa ăn hàng ngày.
Trồng cà rốt baby trong chậu không đòi hỏi yêu cầu cao về kỹ thuật và quá trình chăm sóc. Thời điểm thích hợp để gieo trồng là tháng 2- tháng 7 mỗi năm.
Tác dụng của cà rốt baby đối với sức khỏe
Để nắm rõ hơn tầm quan trọng của cà rốt baby trong mỗi bữa ăn, chúng ta hãy cùng khám phá những công dụng
1. Chăm sóc mắt
Giống cà rốt nói chung và cà rốt baby đều mang lại lợi ích rất tốt cho mắt. Sở dĩ chúng có tác dụng tuyệt vời này bởi trong cà rốt có chứa lượng beta carotene dồi dào, chất này sẽ chuyển thành vitamin A trong gan. Vitamin A được chuyển đổi thành Rhodopsin ở võng mạc – sắc tố màu tía rất cần thiết cho thị lực vào ban đêm.
Beta carotene giúp cải thiện tầm nhìn và bảo vệ đôi mắt luôn sáng khỏe chống lại những căn bệnh như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Chưa hết, nó còn có ích trong việc phòng chống bệnh quáng gà. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc tiêu thụ chất beta carotene sẽ làm giảm 40% tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.
2. Lợi ích tim mạch
Trong cà rốt baby có chứa nhiều polyacetylenes và chất chống oxy hóa. Hai chất này bổ sung cho trái tim một tấm lá chắn bảo vệ. Nhiều nghiên cứu đã minh chứng rằng việc tiêu thụ các thực phẩm dồi dào carotenoid có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Không chỉ vậy, trong cà rốt rất giàu lutein và alpha-carotene. Vì vậy thường xuyên tiêu thụ cà rốt vào cơ thể góp phần bảo vệ tim mạch khỏi các tổn thương bởi sự oxy hóa, sự tích tụ mảng bám, cholesterol xấu cao. Bởi vì trong cà rốt baby có chứa hàm lượng cao chất xơ hòa toan với acid mật.
3. Ngăn ngừa ung thư
Bạn đã biết duy trì ăn cà rốt thường xuyên có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư ruột kết, ung thư vú chưa? Bởi thực phẩm này là nguồn giàu chất chống oxy hóa như falcarinol, poly-axetylen có sức mạnh chiến đấu lại căn bệnh ung thư bằng cách triệt tiêu những tế bào tiền ung thư tồn tại trong khối u. Do đó, cà rốt baby có đặc tính chống các bệnh ung thư, ức chế quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư và hỗ trợ đường tiêu hóa tốt hơn.
4. Tăng cường hệ thống miễn dịch
Với hàm lượng vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào, những củ cà rốt nhỏ nhắn này có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, rất tốt cho cơ thể. Việc ăn cà rốt thường xuyên là một cách tốt nhất tạo ra lá chắn bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi các vi khuẩn gây bệnh.
5. Có lợi cho răng miệng
Củ cà rốt đặc biệt có lợi cho răng miệng của bạn, bởi chúng giúp loại bỏ mọi thức ăn, mảng bám trên răng giống như một chiếc bàn chải đánh răng cực lợi hại. Bên cạnh đó, cà rốt baby kích thích nướu răng, tạo điều kiện cho sự hình thành tuyến nước bọt – giúp cân bằng sự hình thành vi khuẩn và axit trong khoang miệng. Đồng thời, các khoáng chất trong cà rốt còn được biết đến như vũ khí lợi hại diệt mọi vi khuẩn tận gốc và ngăn ngừa sâu răng.
6. Đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
Như đã đề cập ở trên, trong cà rốt có chứa vitamin A nên chúng sẽ hỗ trợ bộ phận gan đào thải các độc tố ra ngoài cơ thể. Nó còn làm giảm sự tích tụ chất béo và mật trong gan. Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan còn giúp làm sạch ruột kết bằng việc tạo điều kiện thuận lợi để loại bỏ chất thải.
7. Ngăn ngừa lão hoá
Hàm lượng beta carotene cao trong cà rốt đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, có tác dụng đẩy lùi và ngăn chặn sự tổn thương các tế bào thông qua quá trình trao đổi chất diễn ra thường xuyên. Do vậy, chúng giúp làm chậm lại sự lão hóa của các tế bào.
8. Lợi ích trong giai đoạn kinh nguyệt và sau mãn kinh
Cà rốt baby ép lấy nước uống rất tốt cho mọi người đặc biệt là phụ nữ. Bởi phytoestrogen trong loại củ này có công năng làm giảm đau bụng kinh, chảy máu regularizes trong giai đoạn kinh nguyệt. Thêm nữa, nó còn giúp phụ nữ sau mãn kinh khỏi tình trạng khó chịu, bốc hỏa và ổn định các chứng mãn kinh khác.
9. Hữu ích khi mang thai
Các mẹ bầu đang mang thai nên tích cực bổ sung cà rốt baby vào thực đơn hàng ngày nhé vì chúng hỗ trợ thai nhi phát triển tốt, giảm nguy cơ nhiễm trùng thai nhi. Việc ăn cà rốt thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiết sữa mẹ đồng thời cải thiện chất lượng sữa mẹ vô cùng hiệu quả.
10. Ngăn ngừa đột quỵ
Tác dụng này được minh chứng bởi một nghiên cứu từ Đại học Harvard, theo đó những người bổ sung nhiều hơn 6 củ cà rốt trong một tuần sẽ ít có nguy cơ bị đột quỵ hơn so với những người chỉ ăn một củ trong một tháng hoặc tiêu thụ ít cà rốt hơn thế.
11. Cung cấp canxi dồi dào
Trên thực tế, có rất ít người biết rằng cà rốt cũng là nguồn bổ sung nhiều canxi cho cơ thể, có vai trò quan trọng cho sự phát triển, tăng trưởng của hệ xương ở phụ nữ và trẻ em, nhất là ở phụ nữ mang thai.
12. Hỗ trợ tiêu hoá
Cũng giống với nhiều thực phẩm khác như mướp hương, dưa leo baby, cà rốt baby cũng chứa hàm lượng chất xơ rất cao giúp đào thải regularizing đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa mượt mà hơn. Nó còn có lợi ích cho việc trị táo bón, ổn định axit. Ngoài ra, chất xơ còn giúp giảm cân hiệu quả và tránh tăng lượng đường trong máu.
Một vài gợi ý chế biến món ngon từ cà rốt baby
Bạn có thể bổ sung vào sổ tay nấu ăn của mình các cách chế biến món ngon từ cà rốt baby dưới đây vừa có thể cho người lớn mà còn cho bé yêu ăn dặm cũng rất tuyệt vời đấy nhé.
Cà rốt baby luộc ăn cả củ
Sau khi loại bỏ cuống, bạn ngâm rửa vài lần với nước để củ cà rốt sạch đất. Sau đó để nguyên cả vỏ và đem luộc chín. Đa số các chất dinh dưỡng trong carot đều nằm ở chủ yếu ở phần vỏ ngoài, nên bạn lưu ý chỉ cạo mỏng lớp vỏ ngoài mà không gọt hết phần vỏ để giữ lại tối đa lượng muối khoáng và Vitamin trong củ cà rốt baby.
Với củ cà rốt baby, không nên thái nhỏ chúng trước khi đem luộc bởi khi cắt nhỏ thì 50% các carbohydrate và protein sẽ bị hòa tan, điều này vô tình làm thực phẩm mất đi lượng dinh dưỡng đáng kể.
Nước ép Cà rốt baby
Trong nước ép củ cà rốt rất giàu chất beta-carotene, kali, can-xi, vitamin nhóm B, coban và một vài khoáng chất khác rất có lợi trẻ nhỏ, những ai đang có vấn đề về da và hệ miễn dịch. Chưa hết, Beta-carotene còn rất tốt cho mắt. Nước ép carot rất ngọt, thơm mát, dễ uống nên bạn có thể xay loại củ này và uống trực tiếp hoặc xay cùng một số trái cây khác nhằm tăng hương vị và bổ sung nhiều Vitamin hơn.
Cà rốt baby hầm khoai tây, xương ống, đậu Hà Lan cho bé
Nguyên liệu:
- Xương ống
- Cà rốt baby
- Đậu Hà Lan
- Khoai tây
Cách làm:
Rửa sạch xương ống rồi hầm thật lâu với lửa nhỏ để cho ra hết nước ngọt, vớt xưng ra, lọc qua rây để nước dùng không còn sót những mảnh xương nhỏ. Sau đó, cho cà rốt baby, khoai tây, đậu Hà Lan vào hầm cho đến khi các nguyên liệu đã chín, đủ mềm. Vì cho trẻ ăn nên không cần thêm bất cứ gia vị nào cả, vị trong nồi súp đã ngọt hậu và thơm sẵn rồi.
Tiếp theo, cho tất cả vào máy xay, xay thật nhuyễn tạo thành dạng súp đặc sệt và hãy dùng chúng cho các bé ăn dặm, có thể ăn kèm với bánh mì đen, bánh mì yến mạch…Có thể bảo quản súp trong tủ lạnh và ăn dần rất tiện lợi.
Khoai lang mật và carot baby nghiền cho bé ăn dặm
Chuẩn bị:
- Khoai lang mật
- Cà rốt baby (số lượng đủ cho bé ăn)
Cách làm:
Rửa sạch khoai lang mật và cà rốt baby, rồi đem hấp cách thủy trong vòng 30 phút. Khi đã chín thì cho vào máy xay sinh tố, thêm nước và sữa để đạt độ xốp, mịn cần thiết. Và hãy cho bé thưởng thức thôi nào, món ăn này rất bổ dưỡng cho bé.
Cháo cà rốt baby với súp lơ, thịt sườn, phô mai
Nguyên liệu:
- Gạo
- Cà rốt baby
- Súp lơ
- Phô mai
Cách làm:
Rang gạo thơm rồi nấu thành cháo
Đem hấp cách thủy cà rốt, súp lơ đến khi chín thì cho vào máy xay sinh tố nghiền, sau đó cho thêm phô mai vào xay cùng, cho tất cả vào nồi cháo đun sôi, đảo đều để hỗn hợp hòa quyện lại với nhau là xong. Không cần cho thêm dầu ăn vào vì phô mai đã rất béo rồi.