Công dụng của kỷ tử, cách sử dụng và những bài thuốc chữa bệnh hay nhất
Kỷ tử được mệnh danh là thần dược của Đông y. Sử dụng dược liệu mang lại những công dụng tuyệt vời như tăng cường sức khỏe, bổ phổi, bổ mắt, huyết áp, tăng cường sinh lực… Tìm hiểu về công dụng, cách sử dụng và những bài thuốc về cây kỷ tử để việc điều trị bệnh lý đạt được hiệu quả tốt nhất trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu kỷ tử là gì? Những thông tin cơ bản
Kỷ tử là một trong những thảo dược quý, được vua chúa và tầng lớp quý tộc xa xưa sử dụng. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về dược liệu kỷ tử này.
- Tên dược liệu: Kỷ tử
- Tên gọi khác: Thiên tinh, câu kỷ tử, địa cốt tử, khởi tử, dương nhũ….
- Tên gọi theo khoa học: Fructus Lycii
- Thuộc họ: Solanaceae (Cà)
Đặc điểm thực vật của dược liệu
Vị thuốc này đã được sử dụng rất nhiều từ thời Đường – Trung Quốc. Vị thuốc câu kỷ tử có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Cây thuốc thuộc loại cây thân mềm, có độ cao trung bình từ 50 – 150cm. Thân cây phân tán thành nhiều cành nhỏ và mảnh, có nhiều gai nhỏ, thưa.
- Lá dược liệu mọc đơn, so le nhau và thuôn dài tựa như lưỡi mác. Lá mọc sát cành và gần như không thấy cuống. Hai mặt lá nhẵn, có chiều dài khoảng 2 đến 6cm, rộng khoảng 0.6 đến 2.5cm.
- Hoa kỷ tử mọc đơn lẻ, có màu tím đỏ phơn phớt, mọc ra từ các nách lá. Hàng năm, cây sẽ ra hoa vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 9.
- Tới tháng 7 đến tháng 10, cây bắt đầu ra quả và thường rất sai. Quả kỷ tử thuôn dài và giống hình trứng nhỏ. Khi quả chín, chúng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ khá bắt mắt, kích thước từ 0.5 đến 2cm. Quả mềm và mỏng, bên trong quả là các hạt có màu nâu sẫm, thân dẹt.
Dược liệu mọc ở đâu? Khu vực phân bổ chủ yếu
Dược liệu có khả năng chịu được khí hậu lạnh và khô. Chúng thường phát triển mạnh mẽ ở vùng đất Trung Quốc, tại các tỉnh như Tân Cương, Vân Nam, Ninh Hạ, Cam Túc, Thanh Hải… Về sau, dược liệu di thực dần sang các tỉnh thành thuộc phía Bắc Trung Quốc.
Thu hái và bào chế dược liệu
Theo kinh nghiệm dân gian, hầu hết các bộ phận của cây thuốc đều được sử dụng làm thuốc, tùy vào mục đích sử dụng của người bệnh. Thời điểm thích hợp nhất để thu hái kỷ tử là vào khoảng tháng 9 – 10. Bởi lẽ, đây là lúc quả đã chín và có đầy đủ dưỡng chất nhất.
Sau khi thu hái, người dùng phải rửa sạch thảo dược để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn rồi bào chế theo những phương pháp sau đây:
- Phơi hoặc sấy khô: Phơi thảo dược trong bóng mát cho tới khi vỏ ngoài nhăn lại thì đem phơi dưới trời nắng to khoảng 4 – 5 ngày.
- Tán bột: Dược liệu sau khi được phơi hoặc sấy khô có thể đem tán thành bột mịn để dễ sử dụng.
- Ngâm rượu: Người bệnh có thể sử dụng quả tươi để tẩm rượu, đựng trong bình đậy nắp kín, tẩm trong 1 ngày rồi mang quả giã dập và dùng dần.
Với các bộ phận như thân, lá và hạt kỷ tử, người dùng có thể phơi khô rồi sử dụng dần.
Dược liệu sau khi được bào chế phải được bảo quản tại môi trường khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt, ẩm ướt để đảm bảo được dược tính. Để bảo quản tốt nhất, người dùng có thể bỏ dược liệu vào hộp hoặc bình kín và thi thoảng mang kỷ tử ra phơi lại.
Tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe người dùng
Công dụng của kỷ tử đã được nhiều tài liệu của y học cổ truyền ghi chép lại. Ngoài ra, những nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng đã kiểm chứng tác dụng của dược liệu này. Bởi vậy, không quá ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều người bệnh tìm kiếm và sử dụng kỷ tử trong liệu trình điều trị bệnh.
Tác dụng trong y học cổ truyền
Theo một số tài liệu từ Đông y, kỷ tử có vị ngọt, tính bình và được quy vào kinh Can, Phế, Thận. Do đó, dược liệu có nhiều tác dụng với sức khỏe người dùng, cụ thể như:
- Ích tinh, bổ huyết, trị can thận âm hư.
- Ích khí, tư thận, nhuận phế, sinh tân.
- An thần, minh mục.
- Bổ gân cốt, hư lao, trừ phong.
Cây thuốc chủ trị những chứng bệnh:
- Can thận âm hư, hư tổn tâm huyết.
- Điều trị chứng đau đầu, huyết hư, chóng mặt.
- Trị vô sinh, di tinh.
- Bồi bổ cơ thể, chống suy nhược và dưỡng nhan.
Tác dụng trong khoa học hiện đại
Theo những nghiên cứu của Tây y, dược liệu có rất nhiều dưỡng chất mà ít gặp ở các loại thực vật khác:
- Các loại khoáng chất: Dược liệu có một số khoáng chất tốt cho cơ thể như Ca, sắt, phốt pho… Các hoạt chất này có công dụng bổ huyết và duy trì sự phát triển ổn định của hệ xương khớp.
- Betaine: Dưỡng chất là một loại axit amin có lợi cho hệ tiêu hóa, hệ tim mạch và tăng cường sức khỏe người dùng,
- Các loại vitamin: Một số loại vitamin như C, B1, B2… giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa thiếu máu và giảm nguy cơ mắc chứng bệnh về tim mạch.
- Các hoạt chất khác: Riboflavin, thiamine, axit nicotinic, amon sunfat có hiệu quả trong việc chống lão hóa da, tốt cho hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.
Cách sử dụng kỷ tử và những bài thuốc chữa bệnh
Cách dùng kỷ tử ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng của dược liệu. Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y từ dược liệu dưới đây.
Điều trị mộng thịt ở mắt, đau mắt đỏ
Nguyên liệu chuẩn bị: Sử dụng lá, thân hoặc quả dược liệu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, loại bỏ cỏ dại rồi ngâm cùng nước muối loãng trong khoảng thời gian 15 phút.
- Để ráo nước rồi giã hoặc xay dược liệu, lọc lấy nước.
Sử dụng bông tiệt trùng chấm thuốc vào mắt hoặc có thể nhỏ trực tiếp vào mắt. Người dùng cần lưu ý làm sạch dụng cụ sử dụng để tránh ảnh hưởng tới giác mạc. Mỗi ngày nhỏ 3 – 4 lần và dùng liên tục cho tới khi bệnh thuyên giảm.
Hạt kỷ tử có tác dụng gì – Chữ hoa mắt, suy nhược cơ thể
Nguyên liệu chuẩn bị: 1kg dược liệu, 40gr thục tiêu, 40gr tiểu hồi hương, 40gr chi ma, 40gr bạch phục, 40gr bạch truật, 40gr bạch phục linh, 40gr thục địa, mật và rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Tẩm rượu với kỷ tử và ủ một ngày một đêm rồi chia thành 4 phần bằng nhau.
- Sao vàng ¾ số thảo dược đó cùng các dược liệu đã chuẩn bị rồi tán nhỏ thành bột mịn.
- Tẩm mật với dược liệu đã tán nhỏ và vo bột thành từng viên nhỏ đủ dùng.
- Bảo quản thuốc trong bình kín để sử dụng trong thời gian dài.
Sử dụng 2 – 3 viên mỗi ngày. Liên tục áp dụng bài thuốc này sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
Điều trị chứng chảy nước mắt do can hư
Nguyên liệu chuẩn bị: 960gr dược liệu khô và rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Sơ chế sạch sẽ dược liệu trước khi sử dụng rồi ngâm cùng rượu trắng.
- Ngâm trong khoảng 21 ngày, khi các dưỡng chất ngấm ra rượu thuốc thì sử dụng.
Mỗi ngày dùng 2 chén rượu nhỏ và, ngày uống 2 lần và liên tục áp dụng trong khoảng thời gian dài để cải thiện các triệu chứng. Người bệnh lưu ý không nên dùng quá nhiều rượu sẽ ảnh hưởng không tới sức khỏe.
Bài thuốc hỗ trợ chữa yếu sinh lý ở nam giới
Nguyên liệu thực hiện: 50gr kỷ tử, 50gr quy đầu, 50gr đỗ trọng, 50gr phòng đảng sâm, 50gr sinh địa, 50gr dâm dương hoắc, 100gr nhục thung dung, 100gr thục địa, 100gr huỳnh tinh, 40gr lộc giác giao, 40gr ngưu tất xuyên, 40gr nhân sâm, 40gr hắc táo nhân, 40gr cốt toái bổ, 40gr đan sâm, 20gr trần bì, 20gr lộc nhung và 30 quả đại táo.
Cách thực hiện:
- Làm sạch tất cả các dược liệu rồi ngâm cùng 10 lít rượu trắng khoảng 40 độ.
- Đun 500ml nước cùng 300gr đường phèn, đun cho tới khi tan hết, để nguội và đổ vào bình rượu thuốc.
- Ngâm rượu trong 30 ngày để rượu thuốc ngấm được hết các dưỡng chất thì sử dụng.
Mỗi ngày chỉ sử dụng 25ml vào mỗi bữa cơm. Không nên dùng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị và sức khỏe người bệnh.
Bồi bổ và chống suy nhược cơ thể
Nguyên liệu chuẩn bị: 40gr dược liệu, 40gr thục tiêu, 40gr chi ma, 40gr tiếu hồi hương, 40gr bạch truật, 40gr bạch phúc linh, 40gr thục địa.
Cách thực hiện:
- Tẩm kỷ tử với rượu trắng và ủ trong 1 ngày 1 đêm và chia thành 4 phần bằng nhau.
- Sao vàng kỷ tử cùng với các dược liệu đã chuẩn bị rồi tán thành bột mịn.
Pha với nước ấm mỗi ngày và sử dụng hai lần vào buổi sáng và buổi tối. Kiên trì áp dụng bài thuốc để sức khỏe được cải thiện.
Hỗ trợ điều trị xơ gan và viêm gan
Nguyên liệu chuẩn bị: 12gr cây thuốc, 24gr sinh địa, 12gr bắc sa, 12gr mạch môn, 12gr đương quy, 12gr xuyên luyện, 12gr đương quy.
Cách thực hiện:
- Sơ chế và loại bỏ bụi bẩn ở thảo dược rồi đem sắc thuốc.
- Sắc cùng khoảng 500ml nước và đun nhỏ lửa cho tới khi chỉ còn khoảng 200ml thì tắt bếp và sử dụng.
Mỗi ngày chỉ uống 1 lần và dùng sau bữa ăn 30 phút.
Thanh nhiệt và tăng cường chức năng gan
Nguyên liệu chuẩn bị: 3 – 5 quả kỷ tử khô, mật ong nguyên chất và trà khô.
Cách thực hiện:
- Cho nguyên liệu vào ấm và hãm cùng nước sôi.
- Đợi khoảng 10 phút để trà ngấm được dưỡng chất thì thêm 1 thìa mật ong tươi vào và khuấy đều.
Mỗi ngày sử dụng 1 cốc trà kỷ tử và liên tục áp dụng trong 1 – 2 tháng để thấy được hiệu quả sử dụng của bài thuốc.
Bài thuốc điều trị sa trực tràng
Nguyên liệu chuẩn bị: 30gr kỷ tử, 60gr hoàng kỷ và 1 con chim bồ câu đã được sơ chế sạch sẽ.
Cách thực hiện:
- Nhồi kỷ tử và hoàng kỷ vào bên trong chim bồ câu.
- Hấp cách thủy hỗn hợp trên, hấp cho tới khi chim bồ câu chín mềm thì bày ra bát và sử dụng.
- Dùng món ăn khi còn nóng sẽ thơm ngon và bổ dưỡng hơn.
Mỗi tuần áp dụng bài thuốc này 1 – 2 lần để gia tăng hiệu quả sử dụng.
Hỗ trợ chữa sạm da, giúp da mịn màng
Nguyên liệu chuẩn bị: Kỷ tử và sinh địa.
Cách thực hiện:
- Sơ chế tất cả các dược liệu, để ráo nước và tán thành bột mịn.
- Mỗi lần dùng, người bệnh hòa 1 thìa bột mịn vào với rượu rồi sử dụng.
Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần, không nên hòa quá nhiều rượu để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu kỷ tử
Là một thảo dược rất tốt cho sức khỏe người dùng, tuy nhiên, khi áp dụng các bài thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Không nên dùng quá nhiều dược liệu trong một ngày khi bắt đầu sử dụng kỷ tử. Có thể tăng dần liều lượng sau đó.
- Những đối tượng bị sốt cao không nên dùng thảo dược. Điều này có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.
- Người dùng không được phép tự ý kết hợp kỷ tử với các dược liệu khác khi chưa có sự chỉ định của người có chuyên môn.
- Đối tượng bị dị ứng hoặc mẫn cảm với thành phần có trong kỷ tử tuyệt đối không nên dùng dược liệu.
- Đối tượng có cơ thể hàn, tỳ vị hư hoặc đang bị đi ngoài không nên dùng thảo dược.
- Để quá trình điều trị đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phải kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, điều độ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.