Bông Atiso tươi là một trong những đặc sản nổi tiếng và đặc trưng nhất của Đà Lạt. Trong hoa Atiso chứa hàm lượng dinh dưỡng cao có nhiều công dụng cho sức khỏe.
Từ thời xa xưa, ông cha ta đã sử dụng hoa Atiso dùng để uống thay trà và sử dụng hàng ngày. Hoa Atiso Đà Lạt có vị ngọt đắng, tính mát, không độc, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên rất tốt cho sức khỏe. Ngoài được sử dụng hãm pha giống trà thì chúng còn được dùng như một món ăn bổ dưỡng.
Giá trị dinh dưỡng
Hoa Atiso chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, trong 100g bông Atiso tươi cung cấp tới 0,1g – 0,3g lipid, 15g glucid, 3-3,15g protein và 82g nước. Ngoài ra, gồm rất nhiều chất khoáng như: vitamin A, vitamin B1, vitamin C, sắt, photpho, mangan và khoảng 50 – 75 calori.
Hoa Atiso tươi khi được nấu chín, tác dụng tăng lực, kích thích hệ tiêu hóa, kích thích cảm giác thèm ăn, tác dụng lợi mật, lợi tiểu, hỗ trợ tim mạch, chống độc, kích thích tiết sữa.
Hoa Atiso được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. Chúng được dùng để chữa một số bệnh như: đau dạ dày, tình trạng ăn không tiêu, đau gan, viêm gan, tiểu đường, thống phong, bệnh thấp khớp, tình trạng nóng trong người, cơ thể mẹ thiếu sữa hoặc cơ thể bị suy nhược…
Lợi ích của Atiso đối với sức khỏe
- Cải thiện chức năng gan
- Có nhiều chất chống oxy hóa
- Trị tình trạng buồn nôn
- Hàm lượng chất xơ cao
- Giảm Cholesterol xấu
- Tăng cường chức năng tiêu hóa
Công dụng của hoa Atiso
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể, mát gan
- Phòng ngừa ung thư
- Tác dụng làm đẹp da, trị mụn hiệu quả.
- Tác dụng an thần, giảm stress
- Tác dụng lợi tiểu, thông mật
- Tăng cường dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe
- Giúp ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.
Bộ phận của cây Atiso được dùng làm rau ăn là cụm hoa bao gồm đế mang hoa, các lông tơ, và các lá bắc (có phần gốc mềm màu trắng bao chung quanh)
Cách chế biến: Rửa sạch bông Atiso, sau đó chẻ dọc thành 5 – 6 miếng, luộc, nấu canh, hầm xương heo, chân giò hoặc xào với nấm…
Chú ý: Khi nấu bông Atiso không dùng nồi bằng nhôm hay gang vì các kim loại này sẽ làm atiso mất màu, gây vị chát, đắng khó ăn.
Cách nấu trà từ hoa Atiso tươi
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1 bó lá dứa
- 3- 4 bông hoa Atiso tươi
- Vài viên đường phèn nhỏ
Cách thực hiện
Bước1: Hoa Atiso rửa sạch
Bước 2: Lá dứa rửa sạch, cuộn tròn rồi buộc lại.
Bước 3: Cho Atiso và lá dứa vào nồi, đổ ngập nước lạnh rồi đun sôi. Chú ý khi sôi thì bạn nên đun nhỏ lửa để cho hoa Atiso mền và ra hết chất dinh dưỡng, cảm thấy vị ngọt là được. Quá trình đun có thể khá lâu nên nếu bạn muốn đẩy nhanh tốc độ thì bạn có thể dùng nồi áp suất để hầm.
Bước 4: Khi Atiso đã ra hết chất ngọt ( thành phần dinh dưỡng) thì bạn có thể vớt hoa Atiso ra đĩa. Nước hoa Atiso còn bạn cho thêm một ít đường rồi đun tiếp cho đường tan. Sau đó, chờ nguội và cho vào bình, để trong tủ lạnh và dùng dần. Với phần hoa Atiso bạn có thể ăn phần dưới cánh và nhụy của bông.
Hướng dẫn cách chọn bông hoa Atiso tươi ngon nhất
- Khi mua bông Atiso tươi cần chú ý tới nguồn gốc và xuất xứ, vì thế bạn cần phải cân nhắc chọn Atiso tươi ở các địa chỉ uy tín.
- Lựa các bông cầm thấy nặng tay vì các bông tươi mất nước nhẹ hơn rất nhiều.
- Xem bề mặt bông hoa Atiso. Chọn các loại màu xanh tươi, nhiều lá mọng nước và không dập nát.
- Thời điểm mua bông hoa Atiso: bạn nên mua loại bông này vào khoảng tháng 10 – 12 hàng năm. Thời điểm này, bông Atiso tươi tiếp xúc nhiều với nhiệt độ thấp, nhiều sương giá. Bông hoa Atiso thời điểm này mềm, vị hấp dẫn và thơm ngon.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.